Hotline: 19000196 - Fanpage : https://www.facebook.com/datcanglaw - Email: luatdatcang@gmail.com
Công ty Luật Đất Cảng
19/10/2023 Tin nội bộ
Chia sẻ:

Những yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản

Những yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản

Tham ô là một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Về cơ bản tham ô tài sản là hành vi hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lí với giá trị từ hai triệu đồng trở lên hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã gây hậu quả nghiêm trọng. Có rất nhiều yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản. Mời các bạn cùng tìm hiểu những thông tin do Văn phòng luật sư uy tín - The Light cung cấp để có thêm hiểu biết về hình thức vi phạm pháp luật này.

Các yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản

1. Chủ thể

Chủ thể của tội tham ô chiếm đoạt tài sản là người có chức vụ, quyền hạn, đồng thời phải là người có trách nhiệm quản lý đối với tài sản chiếm đoạt.

2. Khách thể

Hành vi phạm tội đã xam phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế của nhà nước và xâm phạm quyền sở hữu tài sản của cơ quan tổ chức nêu trên.

3. Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.

                                       Một số yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản - Ảnh: Sưu tầm

4. Mặt khách quan

Hành vi chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý bằng thủ đoạn lợi dụng chức vụ quyền hạn.

Khung xử phạt tội tham ô tài sản

Điều 278 Bộ luật hình sự năm 2009 có nêu rõ về mức xử phạt tội tham ô tài sản như sau:

- Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

 + Gây hậu quả nghiêm trọng.

 + Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.

 + Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

- Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm trong các trường hợp:

 + Có tổ chức.

 + Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm.

 + Phạm tội nhiều lần.

 + Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

 +Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

- Phạt tù từ 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình  trong các trường hợp:

 + Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên.

 + Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

- Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Bài viết liên quan

Tương lai nào cho sinh viên trường luật 19 Oct, 2023

Tương lai nào cho sinh viên trường luật

Nói đến ngành luật thì tất cả chúng ta đều liên tưởng đến hì ...
Vi phạm hợp đồng do việc thực hiện quy định của Nhà nước 19 Oct, 2023

Vi phạm hợp đồng do việc thực hiện quy định của Nhà nước

Trong một số trường hợp vì thực hiện một số quyết định của nhà nước mà một tron ...
Những hành vi khuyến mãi nào bị pháp luật cấm 19 Oct, 2023

Những hành vi khuyến mãi nào bị pháp luật cấm

Khuyến mãi là một hoạt động phổ biến trong kinh doanh nhằm xúc tiến việc mua b& ...
Messenger

19000196