Hotline: 19000196 - Fanpage : https://www.facebook.com/datcanglaw - Email: luatdatcang@gmail.com
Công ty Luật Đất Cảng
19/10/2023 Tin nội bộ
Chia sẻ:

Tương lai nào cho sinh viên trường luật

Tương lai nào cho sinh viên trường luật

Nói đến ngành luật thì tất cả chúng ta đều liên tưởng đến hình ảnh của vị luật sư đứng biện hộ trước tòa. Vậy nếu không muốn làm luật sư thì có thể làm ngành nào khác không? Thực ra có rất nhiều hướng đi cho sinh viên luật, ngoài việc làm luật sư và công tác trong các tòa án thì các bạn hoàn toàn có thể làm việc ở những cơ quan như Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, phòng công chứng nhà nước, bộ tư pháp,…

Làm việc tại Viện kiểm sát

Hệ thống viện kiểm sát được tổ chức ở ba cấp như sau: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, rồi tới Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Viện kiểm sát nhân dân huyện, hoặc quận ,thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Ngoài ra hệ thống Viện kiểm sát nhân dân còn có Viện kiểm sát quân sự gồm Viện kiểm sát quân sự trung ương và Viện kiểm sát quân sự của các quân khu.

Nghề nghiệp luật

Nếu bạn thích nghề chấp hành viên thì cơ quan thi hành án dân sự sẽ là nơi bạn làm việc. Ở các tỉnh trực thuộc trung ương có phòng thi hành án trực thuộc Sở Tư pháp tỉnh; còn ở huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh thì có các đội thi hành án trực thuộc Phòng Tư pháp huyện. Các phòng thi hành án và đội thi hành án được tổ chức ở tất cả các địa phương trong phạm vi toàn quốc.

Làm việc tại phòng công chứng nhà nước

Ở bất cứ tỉnh, ở thành phố nào trên đất nước chúng ta cũng có phòng công chứng thuộc Sở Tư pháp. Có một số địa phương còn có nhiều phòng do nhu cầu công chứng của nhân dân càng ngày càng tăng. Ví dụ như ở Hà Nội có 4 phòng công chứng, TPHCM có 5 phòng công chứng. Thế mà khi đi công chứng, chúng ta thường vẫn phải đợi rất lâu. Bởi vậy, Nhà nước đang xem xét việc “xã hội hóa” công chứng, có thể hiểu nôm na là cho phép thành lập các văn phòng công chứng của tư nhân.

Nghề nghiệp luật

Làm việc tại Bộ tư pháp

Đây là cơ quan quản lý nhà nước của Chính phủ trong lĩnh vực pháp luật, gồm nhiều đơn vị trực thuộc: các vụ chuyên môn, cơ sở đào tạo và nghiên cứu, cơ quan báo chí, cơ quan xuất bản.

Cơ quan tư pháp ở địa phương có các Sở Tư pháp ở các tỉnh, các thành phố trực thuộc trung ương; Phòng Tư pháp ở huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, riêng ở phường, xã, thị trấn thì có các Ban Tư pháp cơ sở. Ở đây, bạn sẽ thường xuyên được tiếp xúc, và giúp đỡ những người cùng xã, cùng phường với mình trong các công việc pháp lý như khai sinh, khai tử,…

Bộ phận pháp chế

Các bạn có thể lựa chọn nơi công tác tương lai của mình ở bộ phận pháp chế của Văn phòng Quốc hội, hay Văn phòng Chính phủ, tại các Bộ, các ngành… những cơ quan này đều cần những cán bộ pháp lý giỏi chuyên môn để tham mưu cho lãnh đạo các vấn đề về pháp luật, gồm cả việc soạn dự thảo các văn bản luật.

Cơ quan thanh tra các Bộ, ngành

Ở các Bộ, ngành, ngoài công tác ở bộ phận pháp chế, các bạn còn có cơ hội làm việc ở bộ phận thanh tra. Với nhiệm vụ kiểm tra, xem xét giải quyết khiếu nại, bộ phận này rất cần những người có chuyên môn ngành luật.

Các cơ sở đào tạo

Nếu các bạn yêu nghề giáo viên thì có thể giảng dạy các môn học luật ở các trường đại học hoặc môn giáo dục công dân ở các trường phổ thông trung học.

Ngoài các cơ sở đào tạo luật – ngành luật như Trường Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh… còn nhiều trường đại học khác có giảng dạy một số môn học luật.

Nghề nghiệp luật

Hay bạn có thể làm việc ở Học viện Tư pháp – là cơ sở duy nhất ở Việt Nam đào tạo các kỹ năng hành nghề cho thẩm phán,các kiểm sát viên, các luật sư, các chấp hành viên, và công chứng viên…

Còn nếu bạn muốn trở về với tuổi học sinh mộng mơ đầy kỷ niệm, thì bạn có thể làm giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân để truyền đạt cho các em học sinh những kiến thức pháp luật ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường.

Các cơ quan nghiên cứu

Đây là nơi thích hợp cho những người có khả năng và ham thích nghiên cứu, và tìm tòi. Pháp luật là một lĩnh vực rộng lớn với bao la kiến thức. Vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa được khám phá và nghiên cứu thấu đáo vẫn đang chờ bạn chinh phục đấy. Tại Viện Nhà nước và Pháp luật, các Viện Khoa học pháp lý Bộ Tư pháp,các  Viện Khoa học xét xử Toà án nhân dân tối cao,các  Viện Khoa học kiểm sát Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là những địa chỉ có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu pháp luật.

Văn phòng luật sư

Nghề nghiệp luật

Ngoài những nơi làm việc trên, văn phòng luật sư cũng chính là nơi lý tưởng để các sinh viên luật có thể định hướng nghề nghiệp sau này. Với nhu cầu ngày càng nhiều và lớn về các vấn đề xã hội, kinh tế,… của con người nên các văn phòng luật sư ra đời ngày một nhiều lên. Bạn có thể làm ở những vị trí sau: Luật sư, các công ty luật hợp danh, tư vấn pháp luật, các tổ chức quốc tế…

Cho dù bạn không thích tất cả những công việc kể trên thì vẫn còn một cơ hội nữa cho bạn. Đó là, bạn hoàn toàn có thể tự mình kinh doanh và kiến thức luật không bao giờ thừa. Có rất nhiều sinh viên luật sau khi tốt nghiệp đã tự mình gây dựng cơ sở kinh doanh và rất tự tin với kiến thức của mình, có thể đứng vững được trên thương trường và thành đạt.

Bài viết liên quan

Vi phạm hợp đồng do việc thực hiện quy định của Nhà nước 19 Oct, 2023

Vi phạm hợp đồng do việc thực hiện quy định của Nhà nước

Trong một số trường hợp vì thực hiện một số quyết định của nhà nước mà một tron ...
Những hành vi khuyến mãi nào bị pháp luật cấm 19 Oct, 2023

Những hành vi khuyến mãi nào bị pháp luật cấm

Khuyến mãi là một hoạt động phổ biến trong kinh doanh nhằm xúc tiến việc mua b& ...
Những yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản 19 Oct, 2023

Những yếu tố cấu thành tội tham ô tài sản

Tham ô là một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Về cơ bản tham ô tài s ...
Messenger

19000196